ĐIỀU KIỆN ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG NHẬT BẢN

Điều kiện đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG NHẬT BẢN

Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, việc xuất khẩu lao động trở nên phổ biến, trở thành trào lưu được các bạn trẻ lựa chọn để sang một đất nước khác làm việc với hi vọng tìm được một công việc tốt hơn với mức lương cao hơn. Cùng với đó, nhu cầu tìm hiểu về các thử tục, kiểu kiện để sang Nhật Bản theo diện Xuất khẩu lao động cũng được quan tâm hơn bao giờ hết.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về điều kiện cũng như thủ tục đi xuất khẩu lao động sang đất nước này nhé.

Về độ tuổi

Muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản (hay chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật), người lao động phải đủ 18 tuổi trở lên, và thường giới hạn đến 36 tuổi. Nếu chưa đủ 18 tuổi hoặc đã quá 36 tuổi, sẽ không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Người từ 18 - 36 tuổi được đi cuất khẩu lao động nhật Bản
Người từ 18 – 36 tuổi được đi cuất khẩu lao động nhật Bản

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đơn hàng Nhật, ngành nghề, công việc và  tùy vào tay nghề, kinh nghiệm của người lao động mà biên độ tuổi có thể nới rộng hoặc thu hẹp. Ở từng ngành nghề khác nhau, chủ sử dụng lao động Nhật Bản lại có yêu cầu độ tuổi dành cho lao động khác nhau.

 

Về trình độ, bằng cấp

Thông thường, để đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, các đối tượng tham gia cần phải tốt nghiệp cấp III trở lên. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật ngày càng lớn, phía Nhật cũng dần linh động và nới lỏng quy định về bằng cấp, trình độ hơn cho người tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật.

Về trình độ, bằng cấp
Về trình độ, bằng cấp

Tùy vào tính chất công việc, và tùy từng đơn hàng mà yêu cầu về trình độ văn hóa của lao động của khác nhau. Hiện tại có 1 số ít đơn hàng cũng lấy lao động chỉ tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, phần lớn các đơn hàng đều yêu cầu ứng viên tốt nghiệp từ THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học… Đặc biệt, với đơn hàng kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động cần có trình độ chuyên môn cao mới có thể làm việc tại xí nghiệp Nhật được.

  • Điều kiện về trình độ văn hóa khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật:
  • Bằng cấp: tốt nghiệp THCS, THPT
  • Đào tạo tiếng Nhật sau trúng tuyển
  • Đào tạo tay nghề nếu đơn hàng có yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm.
  • Điều kiện về trình độ văn hóa khi tham gia chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên
  • Bằng cấp: tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên
  • Trình độ tiếng Nhật: từ N4 trở lên
  • Đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm.

Tùy từng đơn hàng, tính chất công việc và tùy từng xí nghiệp Nhật mà yêu cầu về ngoại hình của lao động cũng chênh lệch nhau. Nhưng thông thường, điều kiện ngoại hình chung dành cho lao động đi làm việc tại Nhật sẽ là: nam cao từ 1m60, nặng từ 50 kg trở lên; Nữ cao từ 1.50,  nặng từ 45kg trở lên.

Một số đơn hàng cần sức khỏe, thể lực hay chiều cao của ứng viên sẽ có điều chỉnh khác nhau và điều này sẽ được thông báo cụ thể ở từng đơn hàng. Và thường các đơn hàng công xưởng sẽ yêu cầu về ngoại hình của lao động cao hơn so với các đơn hàng làm việc ngoài công trường.

 

Về sức khỏe

Về sức khỏe
Về sức khỏe

Sức khỏe của lao động là một trong những tiêu chí mà đối tác Nhật xem xét kỹ lưỡng nhất trước khi quyết định lựa chọn bạn tham gia đơn hàng. Để đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, thì sức khỏe của bạn cần đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Đạt chiều cao/cân nặng tối thiểu: 1m48/42kg đối với Nữ và 1m60/50kg đối với Nam.
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh thuộc diện cấm nhập cảnh vào Nhật Bản.

    13 nhóm bệnh không đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm: Nhóm bệnh về tim mạch, nhóm bệnh liên quan đên hô hấp, nhóm bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhóm bệnh liên quan đến nội tiết, các bệnh về thận và tiết niệu, bệnh về thần kinh, bệnh liên quan đến tâm thần, bệnh liên quan đến sinh dục, bệnh về cơ xương khớp, bệnh liên quan đến da liễu, bệnh liên quan đến mắt, bệnh về tai mũi họng, bệnh về răng hàm mặt.

  • Không được có hình xăm trên cơ thể.
  • Không phải là người bị dị tật.
  • Đồng thời người lao động muốn tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản phải có giấy chứng nhận sức khỏe từ bệnh viện đủ điều kiện khám bệnh cho người đi xuất khẩu lao động, được cấp phép của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Điều kiện về pháp lý

Điều kiện về pháp lý
Điều kiện về pháp lý
Theo Điều 42, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, điều kiện để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Những trường hợp không đủ điều kiện pháp lý để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bao gồm: Người có tiền án, tiền sự. Cho dù người đó đã mãn hạn tù (hết án, người bị án treo) cũng không thể đi xuất khẩu lao động Nhật; Người bị hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản, người bị cấm xuất ra nước ngoài; Người đã từng Nhập cảnh vào Nhật Bản dưới mọi hình thức, người đã xin visa đi Nhật dưới mọi hình thức cũng không tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được.

Tay nghề, kinh nghiệm

Tay nghề, kinh nghiệm
Tay nghề, kinh nghiệm
Không phải đơn hàng Nhật Bản nào cũng yêu cầu ứng viên phải có tay nghề hay kinh nghiệm làm việc. Và tùy từng đơn hàng, từng lĩnh vực công việc khác nhau mà những điều kiện về kinh nghiệm làm việc của lao động cũng sẽ khác nhau. Thông thường thì các đơn hàng về cơ khí, may mặc, hàn,… sẽ yêu cầu kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

Ngoài yếu tố kinh nghiệm làm việc, độ tuổi, ngoại hình, trình độ văn hóa,… phía tuyển dụng Nhật cũng rất chú trọng thái độ, cách cư xử của ứng viên khi tham gia phỏng vấn.

 

Điều kiện hồ sơ

Điều kiện hồ sơ
Điều kiện hồ sơ

Muốn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, buộc bạn phải là đối tượng chưa từng xin visa đi Nhật trước đó (tính theo mọi hình thức). Quan trọng hơn, bạn cần phải hoàn thiện đầy đủ mọi giấy tờ, thủ tục trước khi xuất cảnh như: hồ sơ ứng viên, visa,…

Đối với các bạn đạt điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Khi tham gia các chương trình như Thực tập sinh, Du học sinh, Kỹ năng đặc định, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Giấy khám sức khỏe đạt chuẩn

Người lao động cần phải có giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe lao động đi làm việc ở nước ngoài, được cấp bởi bệnh viện đủ điều kiện. Một số bệnh viện đủ điều kiện có thể kể đến như:

Phía Bắc: Hồng Ngọc, Hà Nội, Tràng An…

Phía Nam: Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất…

Bản Sơ yếu lý lịch (Hay còn gọi là Hồ sơ xin việc)

 

  • Sơ yếu lý lịch

Đối với Sơ yếu lý lịch (Hồ sơ xin việc), người lao động có thể mua ở hầu hết các quán tạp hóa trên toàn quốc. Bạn cần khai báo đầy đủ thông tin trong Sơ yếu lý lịch, mọi thông tin cần chính xác và trùng khớp với những thông tin trong sổ hộ khẩu. Sau đó bạn cần có dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Số lượng: 1 – 2 bản tùy theo yêu cầu của mỗi công ty.

 

  • Giấy xác nhận dân sự

Xác nhận nhân sự là một trong những loại giấy tờ cần thiết để chứng minh bạn không có vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự. Những lao động muốn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thì bắt buộc phải có giấy này để đảm bảo không vi phạm chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước. Những lao động có tiền án tiền sự thì không thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

 

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do địa phương, tỉnh/thành phố cấp. Nếu lao động đã kết hôn thì cần photo công chứng giấy đăng ký kết hôn. Nếu ly hôn thì cần photo công chứng giấy xác nhận ly hôn của tòa án.

 

  • Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu công chứng

 

  • Bằng tốt nghiệp

Người lao động cần chuẩn bị bằng tốt nghiệp THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học photo công chứng theo quy định. Đối với trường hợp người lao động vừa tốt nghiệp THPT và chưa có bằng tốt nghiệp thì có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời để thay thế bằng tốt nghiệp chính thức.

 

  • Ảnh thẻ

Ảnh thẻ cho hồ sơ xuất khẩu lao động sang Nhật bản phải là hình nền trắng, áo sơ mi trắng, tóc tai gọn gàng, nam thắt cavat.

Số lượng :

–    12 ảnh 4*6

–    12 ảnh 3*4

–    06 ảnh 3.5*4.5

–    06 ảnh 4.5*4.5

–    06 ảnh 3,5*3,5

 

  • Đơn tự nguyện, Khai phiếu thông tin

Các mẫu đơn này thường có sẵn tại công ty, vì vậy người lao động chỉ cần điền đầy đủ thông tin và ký tên xác nhận là được.

Đối với người lao động đã trúng tuyển đơn hàng đi Nhật thì hồ sơ sẽ cần bổ sung thêm một số giấy tờ như hộ chiếu, sổ hộ khẩu photo công chứng, bản cam kết tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, bản cam kết của người thân người lao động.

 

Về chi phí

Về chi phí
Về chi phí

Để tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật, người lao động cần chuẩn bị đủ một nguồn tài chính nhất định để chi trả các khoản chi phí xuất khẩu lao động Nhật. Tùy vào từng đơn hàng, thời hạn hợp đồng, mức lương và công việc mà mức chi phí đi Nhật sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chi người lao động cần chi trả trước và trong thời gian đi xuất khẩu lao động sẽ gồm các khoản như:

  • Chi phí khám sức khỏe: Giá của gói khám sức khỏe sẽ tùy thuộc vào danh mục yêu cầu khám. Trung bình thì mức giá khám sức khỏe đi nước ngoài dao động từ 700.000 – 1.200.000 đồng. Các bệnh viện đủ tư cách để khám sức khỏe đi nước ngoài sẽ do công ty xuất khẩu lao động chỉ định.
  • Chi phí học tạo nguồn: Chi phí học nguồn là các khoản chi phí người lao động phải trả trước khi tham gia thi tuyển đơn hàng đi Nhật. Chi phí này bao gồm: tiền học tiếng Nhật cơ bản, tiền ăn ở và đi lại. Tùy vào công ty mà khoản tiền này sẽ được miễn phí hoặc bắt buộc. Thời gian đào tạo nguồn này kéo dài khoảng 5-7 ngày. Mục đích của việc đào tạo là giúp người lao động tạo được ấn tượng tốt đẹp trước nhà tuyển dụng, tỉ lệ đỗ đơn sẽ cao hơn.
  • Chi phí dịch vụ và môi giới: Đây là khoản chi phí mà người lao động cần trả cho công ty xuất khẩu lao động để thực hiện hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài. Về khoản tiền môi giới, các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động chỉ được phép thu khoản tiền môi giới của người lao động trong trường hợp bên đối tác nước ngoài yêu cầu.
  • Chi phí đào tạo tiếng Nhật sau khi trúng tuyển đơn hàng: Sau khi qua vòng thi tuyển đơn, người lao động trúng tuyển sẽ được đào tạo tiếng Nhật. Thời gian đào tạo trung bình từ 4-6 tháng trước khi xuất cảnh. Qua khóa đào tạo này, người lao động sẽ học và rèn luyện tiếng Nhật, tiếp thu kiến thức văn hóa – xã hội và thích ứng dần với môi trường sống kiểu Nhật Bản. Đây là yêu cầu bắt buộc, cũng là điều kiện đủ để có thể đi xuất khẩu Nhật Bản. Chi phí cho khóa học sẽ bao gồm: học phí, tiền giáo trình, tài liệu, tiền ăn ở, tiền ký túc, tiền sinh hoạt phí hàng ngày,…
  • Phí hồ sơ, dịch thuật: Để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động phải tiến hành làm hồ sơ. Trong hồ sơ có các loại giấy tờ khác nhau, tất cả giấy tờ đều phải dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Nhật. Thông thường các công ty xuất khẩu lao động sẽ xử lý phần việc này thay cho người lao động.
  • Visa, giấy tờ, vé máy bay: Bên cạnh hồ sơ người lao động phải làm nhiều loại thủ tục, giấy tờ khác, trong đó có xin visa để xuất cảnh sang Nhật. Các thủ tục này sẽ do công ty phái cử hoàn thành giúp người lao động, chi phí của mỗi công ty cũng sẽ khác nhau.
  • Phụ phí phát sinh ngoài: Bên cạnh các khoản phí nêu trên trong nhiều trường hợp người lao động phải đóng những chi phí phát sinh như: quần áo, đồng phục, vali,.. Đây là những chi phí trong quá trình học tiếng, tập huấn tay nghề.

Ngoài ra người lao động tham gia các chương trình xuất khẩu lao động đi Nhật cũng cần lưu ý đến khoản tiền cọc chống trốn. Những năm trước đây, đa số các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản đều yêu cầu người lao động đặt cọc chống trốn. Tuy nhiên từ năm 2017 trở lại đây, khoản thu này đã được loại bỏ hoàn toàn. Điều này giúp người lao động tiết kiệm được một khoản tiền tương đối lớn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng bỏ phí, một số công ty “có vấn đề” vẫn thu khoản phí này. Do đó, người lao động cần phải thật cẩn thận để không bị lừa đóng khoản phí này.

 

 

Scroll to Top